Tai nạn sập cầu Cần Thơ vẫn còn âm ỉ trong lòng mọi người với những mất mát to lớn về nhân mạng. Nhưng còn to lớn hơn khi tin tức quốc tế nói về sự quan tâm từ phía Nhật Bản, vốn là nước cấp viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam. Lê Dân tóm lược một số chi tiết đáng chú ý như sau.

Đang xem: Sập cầu cần thơ 2007

*

Chiều thứ Ba tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp thứ trưởng Ngoại giao Nhật Hitoshi Kimura, đặc phái viên của chính phủ Nhật sang Việt Nam về tai nạn sập cầu Cần Thơ.

Tại đây, đặc sứ Kimura thay mặt chính phủ và nhân dân Nhật ngỏ lời thành thật xin lỗi nhân dân Việt Nam và gởi lời chia buồn đến gia đình và các nạn nhân trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ.

Nguyên do gây tai nạn chưa được xác định, nên những người quan tâm thấy việc chính phủ Nhật Bản xin lỗi nhân dân Việt Nam là một điều hết sức đáng quý. Người giúp tiền cho ta xây dựng phát triển, đúng lý ra thì nào có lỗi gì.

Lỗi ở ai?

Lỗi chăng thì chỉ ở các khâu nghiên cứu thiết kế, thi công hoặc giám sát mà thôi. Nhưng làm sao sớm nhận ra lỗi vào khi chỉ 2 ngày trước khi cầu Cần Thơ sập, thứ trưởng Giao thông-Vận tải Ngô Thịnh Đức có thị sát công trình, nhưng bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng xác nhận là cũng như các đoàn nghiệm thu khác của Nhà nước, việc kiểm tra nghiệm thu ở đây không phải đi sâu vào chi tiết kỹ thuật, mà chủ yếu là xem tiến độ thực hiện mà thôi.

Hệ quả có thể dễ dàng nhận ra qua lời tường thuật tai nạn của những người dân địa phương: “Cái đó mà sập thì đâu có phải là chuyện đơn giản, vì đã đổ được hai ba ngày rồi. Cái dầm đó đổ bê tông hai ba ngày rồi, nhưng không hiều vì sao, tính tóan làm sao mà để sập được.”

Hồi tuần trước, tin tức từ Tokyo cho biết chủ tịch tổ hợp Taisei, trong cuộc họp của ngành xây dựng Nhật Bản, đã bày tỏ lòng hối tiếc về sự cố cầu Cần Thơ sập và cho biết các viên chức cao cấp của công ty Taisei cùng với công ty đối tác Kajima sẽ tự nguyện cắt lương để hỗ trợ các nạn nhân tai nạn đáng thương này, dù chưa thể chính thức quy trách nhiệm là do đâu.

Công ty Taisei cũng sẽ tuyển dụng các chuyên viên bên ngoài công ty gởi sang Việt Nam làm nhiệm vụ điều tra. Các kết quả sẽ được trình cho ủy ban điều tra của chính phủ Việt Nam.

Trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Ba vừa qua, đặc sứ thứ trưởng Ngoại giao Nhật cho biết chính phủ ông đang khẩn trương lựa chọn chuyên gia sang cùng Ủy ban Nhà nước Việt Nam điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, đồng thời phía Nhật Bản cũng thành lập một ủy ban riêng để điều tra nguyên do tai nạn nghiêm trọng này.

Như vậy, ngoài đoàn điều tra của công an Việt Nam, Ủy ban Điều tra của Nhà nước Việt Nam có sự góp mặt của chuyên viên Nhật Bản, còn có đoàn điều tra của công ty xây dựng Taisei và đoàn chuyên viên điều tra riêng của chính phủ Nhật Bản.

Lý do tại sao mà một tai nạn lại cần đến 4 đoàn điều tra khác nhau thì chưa cơ quan, nhân vật nào chính thức giải thích lý do.

Xem thêm: Mua Bán, Thanh Lý Cần Câu Máy Giá Rẻ Tphcm Xịn, Cần Câu Máy Giá Rẻ Tphcm Xịn

Ảnh hưởng đến nguồn ODA

Vẫn trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Nhật Hitoshi Kimura khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức không để sự cố này ảnh hưởng đến nguồn ODA”.

Đây là câu được báo chí Việt Nam trích dẫn nhiều, nhưng không báo nào giải thích là tại sao sự cố sập cầu Cần Thơ lại có thể ảnh hưởng đến nguồn viện trợ phát triển mà nhân dân và chính phủ Nhật giành cho Việt Nam, khiến đặc sứ Kimura phải ra sức trấn an Hà Nội.

Thật ra, khoản tiền ODA được trích từ ngân sách quốc gia Nhật Bản, tức tiền do dân chúng đóng góp qua thuế má. Nhân dân, Quốc hội và chính phủ Nhật giành một khoản ngoài việc lo cho đời sống dân Nhật, để giúp dân chúng các nước khác phát triển, cải thiện đời sống.

Trong mục đích đó, khi vụ PMU 18 nổ ra với vị tổng giám đốc Việt Nam đánh bạc hàng trăm ngàn đôla một đêm, công luận Nhật hết sức bức xúc. Quốc hội xứ Hoa Anh Đào đòi chính phủ phải giải trình và mở cuộc điều tra, để xem là tiền đóng góp của dân Nhật giúp dân Việt có bị quan chức tham nhũng Việt Nam đem cá cuợc bóng đá hay không. Nếu có thì những khoản viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam sẽ phải cắt giảm.

Kỳ này, sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ cũng gợi lại cảm giác mà vụ PMU 18 gây ra, khiến chính phủ Nhật dù đa đoan cũng phải cử một thứ trưởng Ngoại giao sang Việt Nam 4 ngày, đến tận Cần Thơ xem xét và vào gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngay sau vụ sập cầu xảy ra, đại sứ Nhật Bản tại Hà Nội, ông Norio Hattori cũng đã đến gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bày tỏ sự quan tâm của Tokyo về sự cố này.

Lý do là Tokyo viện trợ qua hình thức ODA cho dự án cầu Cần Thơ gần 25 tỷ yên, tức gần 200 triệu đôla, do đó công luận Nhật Bản hết sức chú ý đến nguyên do gây tai nạn thảm khốc này. Họ cần biết chắc chắn là có phải vì tham nhũng rút ruột công trình hay không.

Khi nói tới rút ruột, người ta thường nghĩ tới việc bê tông bị pha thêm nhiều cát, sắt thép bị xén bớt hay tráo loại nhỏ hơn rẻ hơn. Nhưng rút ruột cũng có khi là tổ chức đấu thầu cuội, thông đồng với nhà thầu để bớt xén vật tư, mà vẫn đẩy nhanh tiến độ….

Xem thêm: Những Câu Nói Hay Tạo Động Lực, Truyền Cảm Hứng Dẫn Đến Thành Công

Sự quan tâm của chính phủ và nhân dân Nhật Bản đối với tai nạn sập cầu Cần Thơ là ở chỗ này, và nó quan trọng tới độ thứ trưởng thứ nhất của bộ Ngoại giao Tokyo phải sang Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *