Đau mắt cá chân nguyên nhân do đâu? Trong mọi hoạt động, chúng ta đều phải sử dụng đôi chân để vận động liên tục nên rất dễ gây đau, nhất là ở mắt cá chân. Đau mắt cá chân làm ảnh hưởng đến việc đi lại và báo hiệu tình trạng xương khớp đang có vấn đề. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu để biết đau mắt cá chân là gì và một số cách chữa trị hiệu quả.
Đang xem: đau mắt cá chân trái
7 Nguyên nhân và cách điều trị đau mắt cá chân
Mắt cá chân có nhiều khớp nhỏ và nhiều gân chạy từ gót chân đến ngón chân. Chính vì có cấu trúc phức tạp nên chỉ cần vài động tác nhỏ tác động cũng khiến cho mắt cá chân dễ bị tổn thương.
Đau mắt cá chân là một biểu hiệu thường gặp của bệnh viêm khớp. Thường người bệnh sẽ cảm nhận được vùng mắt cá chân bị sưng to, viêm, gây ra những cơn đau làm cản trở việc đi lại. Vậy nguyên nhân gây đau mắt cá chân là gì?
1. Viêm hoặc vỡ gân Achilles
Gân Achilles là một trong những gân lớn nhất trong cơ thể, chịu được áp lực lớn nhưng rất dễ bị viêm hoặc rách nếu như hoạt động chân quá mức. Khác với các gân khác, gân Achilles không có bao hoạt dịch mà được các lớp mô bao bọc bên ngoài để giúp bảo vệ và nuôi dưỡng gân. Khi gân nối liền giữa cơ bắp chân với xương gót chân hoạt động quá sức sẽ dẫn đến viêm hoặc vỡ gân gây đau ở mắt cá chân.
Đau mắt cá chân có thể do viêm gân
Triệu chứng khi bị viêm hoặc vỡ gân Achilles
Đau nhức ở phần mắt cá chân hoặc gót chân.Sưng ở phần mắt cá chân và có thể nghe được tiếng rắc rắc.Khó khăn khi cử động.Đau dai dẳng kéo dài nếu không chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính.
Cách điều trị:
Điều trị viêm hoặc vỡ gân Achilles gồm các phương pháp sau:
Sơ cứu: Ngồi hoặc nằm ngay xuống đất khi bị vỡ gân Achilles. Chườm đá lên chỗ bị chấn thương. Tiếp đó hãy nhờ người nâng chân lên và băng cố định để nhằm tránh chân viêm sưng nặng hơn.
Dùng thuốc: Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị viêm hoặc vỡ gân Achilles như Acetaminophen, Ibuprofen,…
Can thiệp phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân vỡ gân Achilles hoàn toàn, có dấu hiệu nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp phẫu thuật.
Chăm sóc không phẫu thuật: Trường hợp bị viêm gân nhẹ, bệnh nhân chỉ cần băng bó cố định nẹp khoảng vài ngày sẽ khỏi.
2. Bong gân
Bong gân là dấu hiệu giãn hoặc rách dây chằng ở xung quanh khớp chân. Vị trí bong gân thường xuất hiện ở mắt cá chân. Đây là một trong những chấn thương phổ biến nhất thường xảy ra khi đi bộ, mang giày cao gót, tập thể thao hoặc leo cầu thang,… Bong gân thường có biểu hiện như sưng, đau nhức, bầm tím ở mắt cá chân.
Cách xử lí khi bị bong gân
Băng ép vết thương: Dùng nẹp, gạc để thực hiện để giúp cố định các khớp và giảm đau, hạn chế sưng tấy. Tiếp đó, chườm đá áp trực tiếp lên vị trí chấn thương khoảng 20 phút.
Nếu bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, không di chuyển được thì hãy đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.
3. Trật mắt cá
Trật mắt cá chân là một dạng tổn thương, đứt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các sợi liên kết của dây chằng nối với các xương lại với nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mắt cá do trật khớp gồm: vận động ở trên bề mặt gồ ghề, té hoặc trong quá trình chơi thể thao,…
Trật mắt có có các triệu chứng sau:
Sưng và đau ở vùng mắt cá chân.Đau kéo dài làm hạn chế hoạt động đi lại
Cách xử lý khi bị trật mắt cá chân
Nghỉ ngơi: Sau khi bị trật mắt cá cần thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi, hạn chế việc đi lại để giảm sưng tấy và không để chấn thương nặng hơn.
Chườm đá lên mắt cá chân: Điều này khá quan trọng để giảm sưng và đau. Lấy một túi đá chườm nhẹ lên vùng vùng sưng tấy, lăn khoảng 20 phút/ lần, cách 2 tiếng thì chườm lại.
Đè nẹp: Khoảng 2 ngày khi thấy vùng mắt cá giảm sưng, bạn hãy sử dụng nẹp hoặc băng để giữ cho mắt cá được ổn định. Chú ý không quấn chân quá chặt sẽ khiến máu không được lưu thông.
Nếu đã thực hiện các cách trên nhưng không hiệu quả, vùng mắt cá chân vẫn còn sưng, đi lại đau thì hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Hãy Nêu Ý Nghĩa Của Các Câu Tục Ngữ Thành Ngữ Ca Dao Dưới Đây
4. Gãy xương chân
Gãy xương chân có thể xảy ra cùng một hoặc hai xương cẳng chân, gồm các loại gãy từ mâm chày đến mắt cá chân. Khi bị gãy xương chân, người bệnh sẽ có cảm giác đau, sưng ở chân và gặp khó khăn trong việc di chuyển do trọng lượng cơ thể tác động đến xương bị chấn thương.
Cách xử lý khi bị gãy xương chân
Sau khi có dấu hiệu gãy xương, bệnh nhân cần phải được đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ tiến hành chụp X-quang hoặc CT để chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ gãy xương.
Bó nẹp khi bị gãy chân
Một số phương pháp điều trị phổ biến là đeo nẹp, bó bột,… Trong trường hợp bị gãy xương nghiên trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để chỉnh hình. Sau khi gãy xương cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dùng nạng hoặc xe lăn để di chuyển để tránh tác động lên bàn chân đang bị tổn thương.
5. Gout
Gout tuy không phải là 1 căn bệnh gây chết người nhưng có biến chứng khá phức tạp và nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở nam giới, đặc biệt những người thường xuyên uống rượu bia, ăn nhiều chất đạm dẫn đến sự gia tăng nồng độ acid uric bất thường ở trong máu. Bệnh gout thường xảy ra ở khớp gối, mắt cá chân, ngón chân với triệu chứng là đau và sưng tím.
Cách điều trị bệnh gout:
Dùng thuốc chống viêm: Một số loại thuốc như Colchicine, etoricoxib,
ibuprofen, naproxen,…. sẽ làm giảm viêm, sưng đau do Gout gây ra.
Bệnh gout thường gặp ở nam giới
Thuốc chữa gout: Các loại thuốc chữa gout hiện nay như Allopuronol, Febuxostat, Probenecid,… có tác dụng làm giảm sản sinh axit uric, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, người bị suy thận, huyết áp cao không nên dùng.
Chữa bệnh gout bằng thuốc dân gian: Dùng đậu xanh, lá lốt, cây chó đẻ, nấm linh xanh sắc lấy nước uống mỗi ngày như trà sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, để phòng bệnh gout, bạn cần uống nhiều nước lọc, hạn chế dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn. Bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh. ăn ít chất đạm và chất béo, thịt đỏ. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên để duy trì trọng lượng cơ thể vì giảm cân cũng làm giảm nồng độ acid uric.
6. Thoái hóa khớp
Đau mắt cá chân còn có thể là do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp là hiện tượng bong nứt, bào mòn từng mảnh sụn và xơ hóa ở phần xương dưới sụn tại đầu gối hoặc mắt cá chân. Ban đầu khi phần xương dưới sụn còn khỏe thì chúng ta vận động dễ dàng. Nhưng khi khớp bị thoái hóa, bạn sẽ cảm thấy đau khi vận động.
Biểu hiện khi bị thoái hóa khớp là đau nhức, sưng, thường xuất hiện tiếng kêu lục cụ khi duỗi chân ra. Cơn đau kéo dài âm ỉ và gây khó khăn khi đi lại.
Cách điều trị thoái hóa khớp
Uống thuốc tây: Để điều trị thoái hóa khớp, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm corticoid không steroid và thuốc giãn cơ (decontractyl, sidalud 2mg); thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, để tăng khả năng bôi trơn khớp tự nhiên, bạn có thể dùng thuốc acid hyaluronic tiêm nội khớp.
Dùng vật lý trị liệu: Áp dụng các bài tập trị liệu, châm cứu, massage, chườm nhiệt,… cũng là cách để chữa thoái hóa khớp.
Dùng vật lý trị liệu để chữa thoái hóa khớp
Phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, chụp MRI, xét nghiệm máu, trong trường hợp nặng bác sĩ thực hiện các phương pháp như mổ nội soi thoái hóa khớp, cấy ghép tế bào sụn hoặc thay khớp nhân tạo,…
7. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mãn tính thường gặp, trong đó, hai mắt cá chân bị tổn thương nhiều nhất. Khi bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân nếu chủ quan không điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương đến các cơ quan khác gây bệnh suy tim, suy phổi. Nguyên nhân chính gây ra viêm khớp dạng thấp là do vi khuẩn xâm nhập. Đau nhức, sưng và tê cứng khớp ở ngón chân, bàn chân và cả mắt cá chân.
Xem thêm: Chuyên Dựng Cần Câu Dựng Cần
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp
Nếu thấy có các dấu hiệu trên, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra, dùng phương pháp vật lý trị liệu và tập thể dục, bổ sung canxi đầy đủ,…. cũng sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng.
Hy vọng rằng, qua những thông tin chia sẻ trên về 7 bệnh gây đau mắt cá chân sẽ giúp mọi người đã biết rõ nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Chúc các bạn phòng và điều trị bệnh đau mắt cá chân thành công!